Dưới đây là một số loại da được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thời trang, cụ thể là sản xuất giày da quý ông có thể tham khảo.
1. Da thuộc nguyên miếng
Da thuộc nguyên miếng hay còn được gọi là da top grain. Đây là lớp trên cùng của một bộ da, dày khoảng 1.0 -1.5 mm và là phần tốt nhất của da thuộc.
Da thuộc nguyên tấm được chia làm hai loại: Da nguyên trạng – full grain và da điều chỉnh – corrected grain.
Trong đó, da nguyên trạng được giữ nguyên trạng thái tự nhiên, màu sắc và hạt da. Còn da điều chỉnh đã được tác động lên bề mặt nhằm giảm vết xước cũng như tạo hiệu ứng vân da.
Da thuộc là loại da thật được sử dụng phổ biến nhất vào việc các chế tạo giày da hiện nay. Trong đó các loại da thuộc thường gặp là da bò, da cá sấu,…
2. Da thuộc tách lớp và phủ bề mặt
Da thuộc tách lớp và phủ bề mặt là lớp da dưới sau khi lấy đi phần trên cùng. Loại da thật này cứng hơn, độ bền và độ đàn hồi thấp hơn so với da thuộc nguyên miếng.
Bên cạnh việc ứng dụng trong sản xuất túi xách thì loại da này cũng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo giày da.
3. Da Genuine Leather
Da Genuine Leather không hoàn toàn là da thật nhưng được chế tạo từ da thật cùng các thành phần khác.
Do chỉ được làm 1 phần từ da thật và có sự pha trộn của các nguyên liệu khác nên loại da này có độ bền không cao.
Ngoài ra, giày da được làm từ loại da này không có tính thẩm mỹ tốt như các sản phẩm khác. Tuy nhiên bù lại, giá thành loại giày da này lại khá rẻ.
4. Giày làm từ da lộn Suede Leather
Da lộn có nguồn gốc từ mặt trái của da động vật, nhất là cừu, bò hay dê. Loại da này có tính mềm mại, bền màu cùng phong cách trẻ trung, cá tính.
Da lộn cũng được đánh giá cao nhờ độ bền bỉ, càng dùng càng mềm và dẻo dai.
Tuy nhiên, hạn chế của loại da này chính là việc dễ dàng hấp thụ nước, bụi bẩn. Do đó vệ sinh da lộn đòi hỏi tính cầu kỳ và phức tạp hơn.
5. Da tổng hợp – Synthetic Leather
Da tổng hợp được con người sản xuất, có độ mềm mại của loại da này tương đối giống da thật. Tuy nhiên chất lượng và độ cao cấp của da tổng hợp lại kém hơn.
Ưu điểm của giày sử dụng da tổng hợp là tiết kiệm chi phí và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
6. Da nhân tạo – Artificial Leather
Da nhân tạo là loại da trải qua quá trình nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau. Loại da này có ưu điểm là màu sắc cực kỳ ấn tượng, hợp với nhiều phong cách khác nhau.
Tuy nhiên, hạn chế của loại da này chính là dễ bị nhoè màu, chất lượng không bền như da thuộc.
7. Da PU (Da nhựa dẻo)
Da PU hay còn có một số các tên gọi khác là nhựa tổng hợp, da nhựa dẻo, da nhựa mềm. Thực chất đấy chính là simili được phủ một lớp nhựa PU (Polyurethane). Sản phẩm giày da PU có độ mềm tương đối giống với da thật, khá dễ bảo quản và vệ sinh.
8. Da ép (Bonded Leather)
Còn có tên gọi khác là da hỗn hợp, tái tổ hợp. Loại da này có cấu trúc 3 lớp : Lớp nền dưới là vải sợi fiber, lớp giữa là da vụn hoặc bột da, còn lớp trên cùng được sản xuất với công nghệ dập nổi polyurethane để giống với vân da thật.